XUẤT KHẨU CÓ CẦN PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHÔNG?  

Xuất khẩu có phải lập hóa đơn điện tử không? Cách lập hóa đơn hàng xuất khẩu thế nào? Thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu. Hãy cùng tìm hiểu bài viết này nhé! 

1/ Xuất khẩu có phải lập hóa đơn điện tử không? 

Căn cứ khoản 1, 2 điều 8, nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định: 

Điều 8. Loại hóa đơn 

1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động: 

a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa; 

b) Hoạt động vận tải quốc tế; 

c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; 

d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. 

2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau: 

a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động: 

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa; 

– Hoạt động vận tải quốc tế; 

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; 

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. 

b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”. 

Kết luận

Theo các quy định nêu trên thì kể từ ngày 01/02/2022, khi nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì: 

  • Việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn điện tử 
  • Tùy vào doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT nào mà dùng loại hóa đơn đó (hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng). 
  • Việc lập hóa đơn điện tử khi xuất khẩu là quy định của pháp luật về hóa đơn. Còn hóa đơn thương mại giữa người mua và người bán thì vẫn theo thông lệ quốc tế. 

2/ Cách lập hóa đơn điện tử khi xuất khẩu 

Căn cứ điểm c, khoản 13, điều 10, nghị định 123/2020/NĐ-CP 

c) Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”. 

– Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

– Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu). 

– Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam. 

3/ Thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu

Tại tiết c khoản 3 điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định: 

Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu, cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu.” 

—>Như vậy: Thời điểm lập hoá đơn giá trị gia tăng đối với hàng xuất khẩu là thời điểm sau khi đã làm xong thủ tục cho hàng xuất khẩu. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *