Mã số thuế thu nhập cá nhân (MST TNCN) là thông tin quan trọng giúp cơ quan thuế quản lý và thu thuế từ thu nhập của người lao động một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cá nhân có thể có nhiều mã số thuế, gây ra sự phức tạp và cần được xử lý đúng cách. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về Mã số thuế thu nhập cá nhân, quy định pháp lý liên quan, và hướng dẫn chi tiết về thủ tục hủy mã số thuế trong trường hợp có nhiều hơn một mã số thuế.
1. Mã số thuế thu nhập cá nhân:
– Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền mà người lao động sẽ phải trích nộp từ thu nhập của bản thân vào ngân sách nhà nước. Do là thuế trực thu nên mỗi cá nhân cần có mã số thuế riêng để dễ dàng quản lý thuế TNCN phải nộp.
– Theo Khoản 5, Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019, Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
2. Trường hợp cá nhân có 2 mã số thuế cá nhân thì xử lý như thế nào?
Điểm B khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý Thuế năm 2019 có quy định về Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế như sau:
“Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
… b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân
đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế
thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi
người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;…”
– Tại Điều 39 Luật Quản lý Thuế năm 2019 quy định về chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
– Tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính
hướng dẫn:
“Điều 14. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ
quan thuế là văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo
Thông tư này theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật Quản lý thuế và các giấy tờ khác như sau:…”
Căn cứ các quy định nêu trên, cá nhân chỉ được cấp 01 mã số thuế (MST) duy nhất. Trường hợp cá nhân
có nhiều hơn 01 MST thì cần phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực MST để đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có duy nhất một MST.
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực MST thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật Quản lý thuế năm 2019; Khoản 1 Thông tư số 105/2020/TT-BTC. Thời gian Cơ quan thuế giải quyết thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Quản lý Thuế nêu trên.
– Tại Điều 36 Luật Quản lý thuế cũng quy định việc người nộp thuế phải thông báo với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế.
Tại Khoản 3 Điều 10; khoản 1 Điều 11 Thông tư số 105/2020/TT-BTC hướng dẫn:
“Điều 10. Địa điểm nộp và hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế
Địa điểm nộp và hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Điều 36
Luật Quản lý thuế và các quy định sau:
…
3. Người nộp thuế là cá nhân quy định tại Điểm k, l, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này có
thay đổi thông tin đăng ký thuế của bản thân và người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp) nộp hồ sơ cho cơ quan chi trả thu nhập hoặc Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi cá nhân đăng chi trả thu nhập) như sau:
a) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với trường hợp nộp qua cơ quan chi trả thu
nhập, gồm: Văn bản ủy quyền (đối với trường hợp chưa có văn bản ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập trước đó) và bản sao các giấy tờ có thay đổi thông tin liên quan đến đăng ký thuế của cá nhân hoặc người phụ thuộc. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp thông tin thay đổi của cá nhân hoặc người phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TH-TCT hoặc mẫu số 20-ĐK-TH-TCT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp cơ quan chi trả thu nhập.
b) Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với trường hợp nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, gồm:
– Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo
Thông tư này;
– Bản sao Thẻ căn cước công dân hoặc bản sao Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực
đối với người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao Hộ chiếu còn hiệu lực đối với
người phụ thuộc là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại
nước ngoài trong trường hợp thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.”
“Điều 11. Xử lý hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế và trả kết quả
Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế được xử lý theo quy định tại Điều 41 Luật Quản lý
thuế và các quy định sau:
1. Người nộp thuế thay đổi các thông tin đăng ký thuế theo quy định tại Khoản 1, Khoản 3
Điều 10 Thông tư này
a) Trường hợp thay đổi thông tin không có trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông
báo mã số thuế:
Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế, cơ
quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
b) Trường hợp thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã
số thuế:
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế, cơ
quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm cập nhật các thông tin thay đổi vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế; đồng thời, ban hành Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế đã cập nhật thông tin thay đổi….”
Như vậy trường hợp cá nhân có 2 MST thì phải thì thực thủ tục hủy mã số thuế thứ 2 đã đăng ký theo mẫu biểu và trình tự thực hiện thủ tục được nêu như trên.
Cơ sở pháp lý
– Luật Quản lý thuế 2019
– Thông tư số 105/2020/TT-BTC
Your writing is a true testament to your expertise and dedication to your craft. I’m continually impressed by the depth of your knowledge and the clarity of your explanations. Keep up the phenomenal work!