MỨC LƯƠNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM

 

1. Mức lương cơ sở là gì?

Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này, Đồng thời, đây là căn cứ để xác định các mức đóng bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hay thất nghiệp cho đối tượng là các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. 

Mức lương tối thiểu vùng qua các năm (từ 2017 – 2022) 

Đơn vị: 1000 đồng 

Thời gian áp dụng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Cơ sở pháp lý 
Năm 2016 3,500 3,100 2,700 2,400 Nghị định 122/2015/NĐ-CP 
Năm 2017 3,750 3,320 2,900 2,580 Nghị định 153/2016/NĐ-CP 
Năm 2018 3,980 3,530 3,090 2,760 Nghị định 141/2017/NĐ-CP 
Năm 2019 4,180 3,710 3,250 2,920 Nghị định 157/2018/NĐ-CP 
Năm 2020 4,420 3,920 3,430 3,070 Nghị định 90/2019/NĐ-CP 
Năm 2021 4,420 3,920 3,430 3,070 Nghị định 90/2019/NĐ-CP 
Từ 01/01/2022 – 30/6/2022 4,420 3,920 3,430 3,070 Nghị định 90/2019/NĐ-CP 
Từ 01/07/2022 4,680 4,160 3,640 3,250 Nghị định 38/2022/NĐ-CP 

2. GDP là gì?

GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia. 

Nội dung tổng quát của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau: 

– Xét dưới góc độ sử dụng (chi tiêu): GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. 

– Xét dưới góc độ thu nhập: GDP gồm thu nhập của người lao động từ sản xuất, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ. 

– Xét dưới góc độ sản xuất: GDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian. 

GDP tăng là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp tự tin đầu tư nhiều hơn. Đây là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai. 

Năm Giá trị GDP USD/ người Giá trị GDP tương đương VND USD/VND: 23,150  Uớc tính thu nhập 12 tháng/năm/ VND
2016               2,192                50,744,800         4,228,733  
2017               2,366                54,772,900         4,564,408  
2018               2,566                59,402,900         4,950,242  
2019               2,715                62,852,250         5,237,688  
2020               2,786                64,495,900         5,374,658  
2021               3,743                86,650,450         7,220,871  

Chúng ta có thể nhìn bảng GDP hàng năm tại Việt Nam. Nếu tính GPD 1 năm là 12 tháng thì mức lương thu nhập trung bình đầu người tại Việt Nam khá thấp.  

Biểu đồ GPD Việt Nam qua các năm 

3. Tình hình thực tế hiện nay 

Theo phỏng vấn của một số tờ báo như sau: 

Theo anh Chí, mức lương trung bình của người trẻ hiện nay còn rất thấp đa phần chỉ là ở mức 7 – 8 triệu đồng/tháng, còn cao hơn thì trên dưới 10 triệu/tháng, thì chỉ vừa đủ sống, thậm chí là không thể tích lũy. 

Anh Chí chia sẻ: “Mức lương của tôi là 12 triệu đồng/tháng sau thuế (thuộc hàng khá trong khối văn phòng), cộng thêm tiền lương của vợ là vào khoảng 10 triệu/tháng chỉ vừa đủ chi tiêu cho vợ chồng cùng một đứa con nhỏ”. 

Phần chi tiêu nhiều nhất của một cá nhân hay gia đình trẻ hiện nay là thực phẩm, y tế, giáo dục, giao thông (xăng dầu), theo anh Chí. Cụ thể, anh Chí chi 6 triệu cho thực phẩm, y tế khoảng 2-3 triệu (tiêm chủng cho con), nhà trẻ kèm chi phí ăn uống/đi học khác của con (7 triệu), đi lại và sửa xe thì khoảng 2 triệu, còn lại là các chi phí phát sinh khác. 

Còn Trần Thị Thu Diễm (29 tuổi, chuyên ngành xuất nhập khẩu ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết, mức lương trung bình của khối văn phòng ngành xuất nhập khẩu hiện là từ 10 – 15 triệu/tháng tùy vào vị trí. 

Với mức lương 15 triệu đồng/tháng, Diễm kể mỗi tháng cô phải trang trải nhiều chi phí như tiền nhà trọ và chi phí sinh hoạt (khoảng 9 triệu), tiền gửi cho gia đình ở quê (2 triệu), các chi phí xã hội là 2 triệu và còn lại khoảng 2,5 triệu (dùng để tiết kiệm hoặc mua quần áo hay những món đồ nhỏ). 

“Hiện tại tôi nghĩ rằng bản thân chỉ có thể phát triển một ít trong tương lai như học vài khóa học, mua sắm vật dụng trong nhà, quần áo, trang thiết bị nhỏ… còn việc xa hơn như mua nhà thì chỉ là giấc mơ”, Diễm chia sẻ. 

4. Tổng kết 

Nhìn chung về mức thu nhập của người dân Việt Nam khá thấp. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập cao, có độ mở lớn nhưng lại tập trung vào một số ít thị trường và cơ cấu thiếu bền vững dẫn đến bị phụ thuộc. thu nhập bình quân đầu người gia tăng với tốc độ chậm và vẫn nằm ở mức thấp, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế còn yếu; yêu cầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng rút ngắn đứng trước nhiều thách thức; năng suất lao động còn thấp so với yêu cầu phát triển.  

Thực tiễn nêu trên cho thấy để đạt được mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, nhiệm vụ cấp thiết có tính then chốt, nhất quán và lâu dài là phải xây dựng nền kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững, độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *