Quy định chuyển lỗ thuế TNDN và hướng dẫn lên phụ phụ lục 03-2/TNDN chuyển lỗ

Quy định chuyển lỗ thuế TNDN và hướng dẫn cách lên phụ lục 03-2/TNDN chuyển lỗ

Trong hoạt động kinh doanh, việc phát sinh lỗ là điều khó tránh khỏi, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách tận dụng cơ chế chuyển lỗ để tối ưu hóa nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Việc hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định về chuyển lỗ thuế TNDN sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết và cụ thể về chuyển lỗ thuế TNDN, giúp doanh nghiệp khai thác tối đa lợi ích từ chính sách thuế hiện hành.

1. Chuyển lỗ là gì?

Chuyển lỗ là quá trình doanh nghiệp bù đắp các khoản lỗ phát sinh trong các kỳ kinh doanh trước đó để giảm thu nhập tính thuế kỳ kinh doanh hiện tại. Đây là một cơ chế quan trọng trong việc tính toán và giảm thiểu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp, cho phép doanh nghiệp sử dụng các khoản lỗ để giảm bớt nghĩa vụ thuế trong năm hiện tại và những năm tiếp theo.

Theo quy định của pháp luật thuế tại nhiều quốc gia, doanh nghiệp được phép chuyển lỗ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là vài năm, tùy theo quy định cụ thể của từng quốc gia. Việc này giúp doanh nghiệp có cơ hội khắc phục khó khăn tài chính, tái đầu tư và phục hồi hoạt động kinh doanh mà không bị áp lực nặng nề từ nghĩa vụ thuế.

Chuyển lỗ được coi là một công cụ tài chính hiệu quả, giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững trong dài hạn.

2. Quy định chuyển lỗ khi tính thuế TNDN

Quy định chuyển lỗ khi tính thuế TNDN tại Việt Nam được quy định tại điều 16 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2013) như sau:

– Doanh nghiệp có lỗ được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.

– Doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư sau khi đã thực hiện bù trừ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Luật này[1] nếu còn lỗ và doanh nghiệp có lỗ từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động đó. Thời gian chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ

“[1] Khoản 3 Điều 7 Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi bổ sung năm 2013)
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền tham gia dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế.”

3. Cách xác định lỗ và chuyển lỗ thuế TNDN

Việc xác định lỗ và chuyển lỗ thuế TNDN được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Điều 7 Thông tư 96/2015/TT-BTC, cụ thể như sau:

1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

– Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

– Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

3. Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định). Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách.

4. Các trường hợp chuyển lỗ và hướng dẫn lên HTKK phụ lục 03-2/TNDN chuyển lỗ

Ví dụ 1: Năm 2023 doanh nghiệp A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2024 doanh nghiệp A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2023 là 10 tỷ đồng, doanh ngiệp A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2024.


Phụ lục 03-2/TNDN chuyển lỗ
Số phát sinh lỗ năm 2023 được chuyển toàn bộ vào kỳ tính thuế năm 2024

Ví dụ 2: Năm 2020 doanh nghiệp B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2021 doanh nghiệp B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì:

– Doanh nghiệp B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2021;

– Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, doanh nghiệp B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2020 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Kết chuyển lỗ 5 tỷ năm 2020 sang kỳ tính thuế năm 2021

+ Năm 2022 có phát sinh thu nhập là 3 tỷ đồng thì sẽ chuyển số lỗ còn được chuyển của năm 2020 là 3 tỷ đồng cho năm 2022

Kết chuyển lỗ 5 tỷ năm 2020 sang kỳ tính thuế năm 2022

+ Năm 2024, công ty có phát sinh thu nhập là 10 tỷ đồng. Được biết năm 2023 công ty có phát sinh lỗ 3 tỷ đồng. Vì vậy công ty sẽ chuyển toàn bộ lỗ 2 tỷ còn được chuyển của năm 2020 và 3 tỷ đồng của năm 2023 vào kỳ tính thuế năm 2024 như sau:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *