Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm về Thuế, các trường hợp được miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân bị nghi ngờ và đưa vào danh sách được của cơ quan thuế kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế. Vậy bạn đã hiểu hết các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế chưa? Cùng tìm hiểu thêm ở bài viết bên dưới nhé.

1. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

Cụ thể tại Điều 136 Luật Quản lý thuế 2019 quy định Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế gồm:

– Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Vi phạm hành chính về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì không xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn mà bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

– Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu, hành vi trốn thuế.

– Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 50 và Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019 thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.

– Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp người nộp thuế đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế điện tử nếu thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, hồ sơ quyết toán thuế bằng phương thức điện tử xác định rõ hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế của người nộp thuế thì thông báo này là biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ ban hành quyết định xử phạt.

– Trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự.

2. Qui định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

–  Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

–  Đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

–  Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước 

Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

3. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả

Theo Điều 138, Luật Quản lý thuế 2019:

 – Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm: Cảnh cáo và phạt tiền.

– Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:

a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi quy định tại Điều 141 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

b) Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 142 của Luật này;

c) Phạt 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều 142 của Luật này;

d) Phạt từ 01 lần đến 03 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi quy định tại Điều 143 của Luật này.

Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế bao gồm:

a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, thiếu;

b) Buộc nộp đủ số tiền đã miễn, giảm, hoàn, không thu thuế không đúng.

– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

4. Trường hợp nào được miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:

Theo quy định tại Điều 140, Luật Quản lý thuế 2019, có quy định:

1. Người nộp thuế bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế mà bị thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này thì được miễn tiền phạt. Tổng số tiền miễn phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại.

27. Trường hợp bất khả kháng bao gồm:

a) Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;
b) Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.

Khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019

2. Không miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Luật Quản lý thuế 2019

2 thoughts on “Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm về Thuế, các trường hợp được miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *