SỰ KHÁC NHAU GIỮA HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI VÀ HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (“GTGT”) ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP XUẤT KHẨU?

Theo Công văn 2054/TCHQ-GSQL về việc sử dụng hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu có hiệu lực ngày 03/06/2022 như sau: 

Theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán, không quy định phải phát hành thêm hóa đơn GTGT điện tử để làm thủ tục xuất khẩu. 

Vậy khi Công ty xuất khẩu thì hóa đơn thương mại và hóa đơn Giá trị Gia tăng (“GTGT”) khác nhau như thế nào? Ý nghĩa của hai hóa đơn trên? 

Đặc điểm Hóa đơn thương mại Hóa đơn GTGT 
Định nghĩa Hóa đơn thương mại (Commercial invoice) là một tài liệu chứng từ thương mại cơ bản do người bán phát hành cho người mua, trong đó bao gồm chi phí người mua/nhà nhập khẩu phải trả cho nhà cung cấp/xuất khẩu. Hóa đơn thương mại thông thường ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán hay phương thức vận chuyển… Hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn GTGT) là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho mọi hoạt động như sau +Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa + Hoạt động vận tải quốc tế + Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu + Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. 
Địa điểm sử dụng Thường sử dụng khi có giao dịch thương mại giữa Việt Nam và nước ngoài. Sử dụng được cho cả trong và ngoài nước. 
Thời điểm phát hành Sau khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu và sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu đối với người khai hải quan kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu. 

Giống nhau:

Đều thể hiện rõ  

+ Thông tin Người mua, thông tin người bán 

+ Mặt hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền, tổng tiền thanh toán 

– Do các đặc điểm trên nên thời gian phát hành của Hóa đơn thương mại và Hóa đơn GTGT thường khác nhau.  

Ví dụ: Tại thời điểm 30/12/2022 Công ty có lập Hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên thời điểm 05/01/2023 Công ty mới hoàn tất nghĩa vụ hải quan thì mới xuất hóa đơn GTGT và kê khai trên tờ khai thuế GTGT. 

One thought on “SỰ KHÁC NHAU GIỮA HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI VÀ HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG (“GTGT”) ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP XUẤT KHẨU?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *